Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Bình tích áp nổ là do đâu ?

Nổ vỡ bình tích áp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Để hạn chế nổ bình tích áp chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp phòng ngừa nổ bình. Nếu bình nổ thì cần có biện pháp thích hợp để hạn chế thiệt hại gây ra.


1. Nguyên nhân gây nổ bình tích áp

Nguyên nhân ứng suất cho phép của vật liệu chế tạo của bình giảm


- Do chọn vật liệu không đúng.
- Trong quá trình chế tạo bình làm giảm các tính bền của vật liệu.
- Trong khi sử dụng đã làm giảm độ bền của vật liệu chế tạo nên thiết bị.
- Do tăng quá cao nhiệt độ làm việc của kim loại.
- Do có những hư hỏng bên trong vật liệu như kim loại bị mài mòn cơ học và ăn mòn bởi các tác nhân hóa học và điện hóa học.
- Do sửa chữa hoặc cải tạo không đúng quy trình kỹ thuật là giảm ứng suất cho phép của kim loại.

Nguyên nhân áp suất trong bình tăng quá mức


- Do lượng môi chất được cung cấp, nạp vào bình hay sinh ra trong bình tăng hơn lượng môi chất được lấy ra từ bình. Trong lúc đó, thể tích của thiết bị hầu như không đổi nên áp suất trong bình tăng lên.
Đối với các bình chứa khí và khí hóa lỏng áp suất tăng lên do nhiệt độ môi chất trong bình tăng lên. Sự tăng nhiệt độ này chủ yếu do chúng bị phơi nắng hay do để gần các nguồn nhiệt đốt nóng như các lò đốt, lò nung, đám cháy, ….
- Trong quá trình vận hành do người công nhân vận hành không đúng quy trình kỹ thuật.
- Van an toàn bị hỏng. Do đó không tự động xả khí trong bình để giảm áp suất tránh xảy ra sự cố.

2. Biện pháp khắc phục

Giải pháp hạn chế giảm ứng suất cho phép


Đối với tất cả kim loại, khi nhiệt độ tăng lên, ứng suất cho phép đều giảm đi và sẽ giảm đi đột ngột khi bắt đầu tăng nhiệt độ lên một trị số nào đó. Vì vậy mỗi loại vật liệu chỉ được sử dụng đến một trị số nhiệt độ làm việc nào đó mà thôi. Khi thiết kế, tùy theo nhiệt độ làm việc của thiết bị mà chọn loại vật liệu tương ứng. Việc chọn nguyên liệu để chế tạo cá thiết bị chịu lực có ý nghĩa quan trọng đến sự bảo đảm làm việc an toàn của thiết bị. Trong các tiêu chuẩn về bình tích áp đều có ghi rõ đặc tính và phạm vi sử dụng các loại kim loại dùng để chế tạo các thiết bị chịu áp lực. 
Về chế tạo, phải đảm bảo sao cho trong và sau khi chế tạo, trong kim loại không sinh ra những biến dạng dư, làm giảm ứng suất của kim loại. Vì vậy, những xí nghiệp có những phương tiện kỹ thuật nhất định và phải được nhà nước cho phép mới được chế tạo bình áp lực.
Trong quá trình làm việc, các chi tiết của cá thiết bị chịu áp lực giãn nở nhiệt không đều. Khi chế tạo phải đảm bảo sao cho các chi tiết của thiết bị được giãn nở tự do. Tuy nhiên khả năng giản nở này chỉ đạt được ở một giới hạn cho phép. Trong quá trình vận hành nếu không có những chý ý đầy đủ thì độ giãn nở có thể vượt giới hạn cho phép, gây nên rạn nứt kim loại, làm giảm ứng suất cho phép của vật liệu hoặc gây ra xì hở. 
Tất cả các thiết bị chịu áp lực đều được chế tạo bằng phương pháp nối các lá thép bằng hàn. Do phải dùng các biện pháp nối kim loại khi chế tạo nên đã làm cho vật liệu yếu đi, ảnh hưởng đến hệ số bền E dẫn đến làm giảm ứng suất cho phép của vật liệu. 
Tránh dùng môi chất gây ăn mòn của thiết bị, đóng cục lên các mặt trao đổi nhiệt.


Giải pháp hạn chế tăng áp suất quá mức 


Đặt áp kế phù hợp với môi chất trong bình tích ấp để đo áp suất trong bình. Áp kế phải có thang đo thích hợp với cấp chính xác không thấp hơn 2,5. 
Lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo vệ và đảm bảo cho chúng luôn ở trạng thái sản sàng làm việc. 
Khả năng xả hơi của van an toàn phải đảm bảo khống chế được áp suất trong bình cũng nhưng cũng không được quá lớn, khiến cho việc xả hơi ra quá nhiều áp suất bị giảm đột ngột. 
Mức độ chứa khí trong bình phải ở mức độ phù hợp để tránh tình trạng áp suất tăng quá nhanh. 

Để hạn chế việc tăng áp suất do việc đốt nóng chất khí trong bình, các bình chứa không được để ngoài nắng, phải đặt cách xa các nguồn điện khác. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét